Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

  • Loét dạ dày – tá tràng là sự mất chất của niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Loét dạ dày –tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5-10% dân số có viêm loét dạ....

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

  • 1. ĐỊNH NGHĨA:

  •        Loét dạ dày – tá tràng là sự mất chất của niêm mạc dạ dày – tá tràng.

  • 2. DỊCH TỄ:

  • Loét dạ dày – tá tràng là sự mất chất của niêm mạc dạ dày – tá tràng.

  • Loét dạ dày –tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5-10% dân số có viêm loét dạ dày – tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới.

  • Thường gặp 12-14% trong các bệnh nội khoa và chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong một năm.

  • Ngoài ra nhờ nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị bệnh mà không có triệu chứng đau cũng như khoảng 30-40% bệnh nhân có đau kiểu như dạ dày – tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét.

  • Loét dạ dày- tá tràng có những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy người.

  • Hàng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phỉa điều trị và trong đợt tiến triển có thể có biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp…. và cho dù có phẫu thuật cấp cứu tỉ lệ tử vong  vẫn cao ( khoảng 22%).

  • Các điều tra về dịch tễ học còn cho thấy mối lien quan giữa loét dạ dày – tá tràng với hội chứng Helicobacter pylori, trong đó khoảng 30-60% người bị loét tá tràng và 70% người bị loét dạ dày có sự hiện diện của HP.

  • TRIỆU CHỨNGImage title

  • A. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

  • Nói chung các triệu chứng cơ năng và dấu hiệu lâm sàng của loét dạ dày tá tràng thường nghèo nàn, chỉ trong những đợt tiến triển bệnh nhân mới có đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa.

  • Những cơn đau vùng thượng vị kéo dài khoảng 15 phút đến 1 giờ, có thể khu trú ở bên trái nếu là loét dạ dày hoặc bên phải nếu là loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn ( phải) hoặc có thể nhói ra sau lưng  nếu là loét ở thành sau dạ dày.

  • Cơn đau có tính chu kỳ và trở nên đau dai dẳng lien tục nếu là loét lâu ngày hoặn xơ chai.

  • Cơn đau thường xuất hiện lúc đói, về đêm và giảm ngay sau khi uống sữa hoăc  dung dịch antacid nếu là loét tá tràng; thường xuất hiện sau khi ăn hoặc ít thuyên giảm với antacid nếu là loét dạ dày.

  • Cơn đau có tính chất quặn thắt hoặc nóng rát, nặng nề âm ỉ.

  • B. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Theo y học  cổ truyền đượ xếp  vào bệnh lý của tỳ vị với bệnh danh vị quản thống mà nguyên nhân có thể là:

  • Những căng thẳng tâm lý kéo dài như giận dữ, uất ức , khiến cho chức năng sơ tiết của tạng can( mộc) bị ảnh hưởng, từ đó cản trở chức năng giáng nạp thủy cốc.

  • Những căng thẳng tâm lý kéo dài như lo nghĩ, toan tính quá mức  ảnh hưởng tới chức năng giáng nạp thủy cốc của vị 

  • Image title

    Trên cơ sở đó , thời tiết lạnh hoặc ăn thức ăn sống lạnh mà y học cổ truyền gọi là hàn tà sẽ làm yếu tố khởi phát cơn đau.